Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

bí quyết giúp bạn xây nhà tiết kiệm nhất

Lên kế hoạch xây nhà
1. Tham khảo các nhà mới xây gần đó xem xây hết bao nhiêu tiền để tính giá xây dựng một m2, hỏi giá vật liệu xây dựng, công thợ hiện nay để có được giá xây dựng sát thực tế nhất. Ví dụ nhà xây năm ngoái hết một triệu mỗi m2, năm nay giá vật liệu xây dựng và nhân công đều đắt thêm 5%, vậy một m2 nhà năm nay sẽ hết 1,05 triệu đồng.
2. Đơn cử bỏ 80 triệu ra xây nhà, bạn sẽ xây được khoảng 75 m2. Chỉ 8/10 diện tích này có thể xây thành phòng, 2/10 diện tích còn lại để dành cho lối đi, vệ sinh… Theo đó, bạn chỉ có thể chia phòng với 60 m2, mỗi phòng nên có diện tích trong khoảng 12-15 m2, vậy có thể xây được 4-5 phòng (gồm khách, bếp, ngủ).
Mua hàng trên mạng thường có giá rẻ hơn so với mua ở cửa hàng (vì người chủ không phải tốn tiền thuê mặt bằng, bến bãi). Đặc biệt, nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng online miễn phí vận chuyển. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm kiếm những nơi đang thanh lý hàng tồn kho hay dịp giảm giá, khuyến mại để có cơ hội mua được hàng giá hời.
3. So sánh với nhu cầu sử dụng của gia đình để quyết định xây to, rộng bao nhiêu cho vừa túi tiền đang có. Nếu nhà có 4 người thì chỉ cần 2-3 phòng ngủ, một phòng bếp, một phòng khách. Nếu có ông bà ở chung nữa thì cần thêm một, 2 phòng nữa, hoặc ông bà có thể ở cùng với cháu nhỏ, khi cháu lớn thì đã có thêm tiền để xây buồng riêng.
Thiết kế cụ thể
Nếu không có điều kiện thuê người thiết kế, bạn có thể tham khảo các mẫu thiết kế có sẵn, miễn phí rồi điều chỉnh chút ít cho hợp với nhà mình. Các nguyên tắc:
Bạn có thể chọn những vật liệu cũ đã qua sử dụng, như cửa gỗ, cửa nhôm, cửa sắt, tủ…, chỉ cần mang về chà rửa và sơn lại là sử dụng rất tốt mà giá thành lại rẻ hơn nhiều. Nếu bạn quyết định làm mới cửa sổ, cửa chính, không cần thiết phải chọn chất liệu đắt tiền, chỉ cần chọn loại vừa nhưng có hình thức đẹp là cũng đủ giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên tinh tế, đẹp mắt.
4. Móng nhà nên đầu tư cho cả nhu cầu về sau, khi xây thêm phòng, lên tầng thì không phải làm lại móng nữa. Tiền làm móng thường chiếm 3/10 tổng tiền làm nhà.
Bạn có thể Cầu thang có thể chọn lang cang sắt, bậc cầu thang có thể ốp gạch, mũi bậc có thể làm bằng đá, gổ
Bạn có thể biến tấu một chút bằng cách làm lan can sắt, bậc cầu thang ốp gạch, mũi bậc có thể làm bằng đá, gỗ sẽ giúp tiết kiệm chi phí.

Bạn có thể chọn những vật liệu công nghệ mới với giá thành khá mềm, đồng thời còn giúp rút ngắn thời gian thi công xây dựng. Chẳng hạn, việc sử dụng gạch block (đúc bằng hỗn hợp đá mạt, xi-măng, cát mà không phải nung) giúp tiết kiệm được 30% giá thành so với loại gạch nung. Chưa kể, loại gạch này còn được đánh giá là thân thiện với môi trường.
Riêng với vách ngăn tường, thay vì dùng vách truyền thống, bạn có thể sử dụng tấm vách 3D, vách thạch cao là những vật liệu thi công nhanh, giá thành hạ.
Hiện nay trên thị trường giá thành của tấm 3D rẻ hơn so với vật liệu xây dựng truyền thống. Nếu tính theo mặt bằng thì tùy vào thiết kế của căn nhà mà giá giao động từ 2,3 đến 2,4 triệu đồng mỗi m2. Cụ thể, nhà cấp bốn khoảng 2,2 triệu đồng mỗi m2, nhà liên kế giá khoảng 1,5-1,8 triệu đồng một m2. Mặt khác, tấm 3D giảm chi phí cũng như thời gian trong quá trình thi công phần thô vì thực hiện dễ, nhanh, rút ngắn 30% thời gian thi công, tiết kiệm chi phí nhân công, cốp-pha, cây chống, thuận tiện thi công ở vùng xa, trong hẻm hoặc đưa lên cao.
5. Kiểu cách trang trí nên đơn giản, khiêm tốn. Công thợ trang trí gờ phào, hoa văn đắt hơn công xây thường rất nhiều nên nếu đơn giản được sẽ tiết kiệm được tiền công. Bạn cần nhớ là nhà đẹp là do các bộ phận hài hòa với nhau, chứ không do nhiều chi tiết hoa văn. Như một ngôi nhà xây lên không cân đối, cao lênh khênh hoặc lệch kiểu nặng bồng nhẹ tếch thì có trang trí bao nhiêu cũng khó đẹp lên được. Ví dụ xây nhà rộng ngang 3m mà làm tầng cao 4-5m sẽ rất xấu, chỉ nên 3,3-3,6m là vừa. Ban công dài khắp mặt nhà hoặc nhô ra quá xa (hơn 1,2m) cũng khó đẹp.
6. Tận dụng tối đa ánh sáng trời, gió trời cho các phòng ngủ, bếp. Cầu thang, hành lang, nhà vệ sinh có thể kém sáng, kém thoáng hơn một chút nếu không có điều kiện đất đai (ví dụ giáp nhà hàng xóm).
7. Chiều cao tầng nhà nên làm trong khoảng 3,3 - 4,5m là vừa đủ thông thoáng và tiết kiệm vật liệu xây dựng.
8. Kích thước phòng ngủ, khách, bếp bên trong khoảng 12-15 m2 (hay rộng 3,3m x 3,6m – 4,5m dài; chiều hẹp nhất của phòng tối thiểu nên để 3,3 m cho dễ kê đồ). Cửa sổ và cửa đi nên có kích thước hợp lý, to quá thì tốn tiền (giá tiền làm cửa gỗ chiếm đến 3/10 toàn bộ tiền xây nhà), khó kê đồ đạc, nhà dễ bị mưa hắt, nắng rọi…
9. Gạch xây nhà: tăng cường sử dụng gạch không nung (để giúp bảo vệ môi trường) như gạch silicat, gạch bê tông nhẹ hoặc các vật liệu phổ biến tại địa phương như đá vôi, đá ong…
10. Gạch lát sân và lối đi nên để đất tối đa nhằm mục đích hút nước mưa, nhiệt mùa nắng, lối đi lát gạch tự chèn hoặc các loại vật liệu cho phép nước mưa thấm qua, nền nhà có thể cân nhắc lát loại gạch không nung (như granito mài). Bậc thang có thể đặt loại granito nhà máy hoặc cho thợ thi công tại chỗ, kiểu mẫu và mầu sắc có thể theo ý thích.
11. Bể phốt xây cùng với hầm bio-gas (nhất là hộ có chăn nuôi, chế biến thức ăn) để tái chế rác hữu cơ làm phân bón và chất đốt cho bếp.
12. Bể nước nên có 2 loại, bể chứa nước mưa xây dưới thấp và bể cấp nước trên mái nhà, có thể cân nhắc các loại bể inox cho tiện lợi trong xây lắp và bảo dưỡng. Nên hạn chế sử dụng nước giếng khoan để bảo vệ mực nước ngầm, tránh sụt lún về sau này. Nước nóng cung cấp cho bếp và khu vệ sinh có thể cân nhắc sử dụng loại đốt bằng gas (nếu có làm hầm bio-gas) hoặc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời để được nhận hỗ trợ từ các chương trình tiết kiệm năng lượng.
13. Mái nhà ngoài việc đổ mái bằng nên cân nhắc mái dốc lợp ngói để đỡ nắng nóng, dễ thoát nước mưa. Nên sử dụng ngói lợp không nung hoặc các loại vật liệu lợp mới. Gia chủ cần làm máng thu nước mưa vào bể để tận dụng nguồn nước sạch này.
14. Đường dây điện nên đi trong ống gen, không nên đi ngầm trong tường do khó sửa chữa về sau. Bóng đèn chiếu sáng và thiết bị điện gia dụng nên sử dụng loại tiết kiệm điện năng.
15. Đồ nội thất là một khoản chi rất khó kiểm soát do giá cả và sở thích của người dùng rất phong phú. Cần nhớ là đồ nội thất có thể mua sắm dần dần sau khi đã làm xong nhà để tránh số tiền đầu tư ban đầu quá lớn. Do mua sắm dần nên bạn phải có kế hoạch để mua đồ cho hài hòa, đồng bộ. Nên mua các loại đồ nội thất bằng vật liệu nhân tạo hoặc sản phẩm công nghiệp để giảm việc sử dụng gỗ tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường.
Một nguyên tắc cơ bản trong chọn lựa vật liệu, cấu kiện khi xây nhà là phải hài hòa, đồng bộ với nhau. Hài hòa nghĩa là mọi bộ phận có cùng phẩm cấp, ví như nhà chất lượng trung bình nhưng cửa và gạch lát sử dụng vật liệu quá đắt tiền hoặc dồn phần lớn tiền vào việc trang trí bên ngoài nhà mà để bên trong sơ sài, bất tiện thì không gọi là hài hòa. Còn đồng bộ nghĩa là các bộ phận làm việc hỗ trợ được cho nhau, ví dụ như tường, mái cách nhiệt tốt thì hỗ trợ cho việc làm mát, giữ ấm, đỡ tốn điện.

Công ty xây dựng nhà

xây nhà trọ bình dương
tư vấn thiết kế nhà ở
xay nha binh duong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét